Việc thành lập TP Phú Quốc là nhằm thiết lập mô hình quản lý chính quyền đô thị, thu hút đầu tư, khơi dậy tiềm năng du lịch, tạo đà phát triển kinh tế – xã hội…
Chính phủ vừa hoàn thiện dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập TP Phú Quốc (Kiên Giang) và các phường thuộc TP này.
Theo đó, sau khi xem xét tờ trình của UBND tỉnh Kiên Giang, Chính phủ nhận thấy Phú Quốc nằm trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, tiếp giáp với các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Huyện Phú Quốc được mệnh danh là đảo ngọc – thiên đường du lịch với những bãi biển còn nguyên sơ, được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng.
Với vị thế đặc biệt, Phú Quốc còn có các ngư trường khá giàu tiềm năng, vùng biển nước sâu tạo điều kiện phát triển hệ thống cảng biển để tàu lớn có thể neo đậu. Vì vậy, Phú Quốc luôn là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.
Năm 2018, Phú Quốc đón 2,55 triệu lượt khách du lịch, năm 2019 đạt hơn 3 triệu lượt, chiếm khoảng 60% lượng khách du lịch của tỉnh Kiên Giang. Kinh tế phát triển đã tạo thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, góp phần làm giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 0,93% năm 2017 xuống còn 0,65% năm 2019.
Sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của Phú Quốc đã tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. Tuy nhiên, Phú Quốc vẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước theo mô hình chính quyền nông thôn, dẫn đến bộ máy chính quyền hiện nay không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới với nhiều vấn đề bất cập.
Vì vậy, Chính phủ đề xuất thành lập TP Phú Quốc trên cơ sở toàn bộ 589,27 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 179.480 người của huyện Phú Quốc.
“Việc thành lập TP Phú Quốc là cần thiết, nhằm thiết lập mô hình quản lý theo mô hình chính quyền đô thị. Song song đó, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, khơi dậy tiềm năng du lịch, tạo đà phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy nhanh việc xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch theo định hướng của Chính phủ và là TP biển đảo đầu tiên của Việt Nam…” – tờ trình Chính phủ nêu rõ quan điểm.
Cạnh đó, Chính phủ đề xuất thành lập hai phường gồm phường Dương Đông và phường An Thới trên cơ sở nhập xã Hòn Thơm và thị trấn An Thới.
Sau khi thành lập TP Phú Quốc và các phường, TP Phú Quốc có chín đơn vị hành chính cấp xã gồm phường Dương Đông, phường An Thới và bảy xã gồm Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu.
Khi chuyển mình lên thành phố và khoác lên mình “tấm áo mới” phù hợp hơn; chắc chắn Phú Quốc sẽ đủ điều kiện để bứt phá chưa từng có thành “thành phố đảo”; nức tiếng trên bản đồ du lịch thế giới.
Phú Quốc hiện là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất cả nước với hàng loạt khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí hàng đầu Việt Nam. Nhiều thương hiệu quản lý khách sạn hàng đầu thế giới cũng có mặt tại đảo Ngọc, hướng đến nhóm khách du lịch “sành” nghỉ dưỡng với khả năng chi tiêu cao. Phân khúc khách hàng này có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn dịch vụ, sự riêng tư, yên tĩnh để tận hưởng kỳ nghỉ. Tuy nhiên, Phú Quốc vẫn đang thiếu những địa điểm du lịch mới, đủ hấp dẫn nhóm khách này.
Nhận thấy tiềm năng này, Tập đoàn Tân Á Đại Thành – Meyland đầu tư phát triển dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với kỳ vọng trở thành “thành phố đảo nhiệt đới đa sắc màu”, hoàn thành “mảnh ghép” còn thiếu của du lịch Phú Quốc. Điểm nổi bật của dự án là hệ thống tiện ích cao cấp đồng bộ tại Meyhomes Capital Phú Quốc, giúp du khách trải nghiệm cuộc sống đa sắc màu, từ cảnh sắc thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa tới không khí lễ hội, các club house sôi động.
Với những ưu việt của sản phẩm, giải pháp tài chính ưu đãi, pháp lý rõ ràng cùng xu thế đầu tư “đón sóng” trước khi Phú Quốc lên thành phố, rõ ràng dự án Meyhomes Capital Phú Quốc đang là một trong những lựa chọn đầu tư tối ưu thời điểm này.