Không Người Sếp Nào Thích Nhân Viên Của Mình Làm 7 Điều Này

Không Người Sếp Nào Thích Nhân Viên Của Mình Làm 7 Điều Này

Trong công việc, sếp có kiên nhẫn đến đâu cũng không thể chịu nổi kiểu nhân viên “sáng nắng, chiều mưa” hay trốn việc. Đến mỗi kỳ đánh giá, bạn luôn bị xếp loại kém hay thậm chí mất việc. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn không muốn điều tồi tệ đó xảy ra với mình.

Không Người Sếp Nào Thích Nhân Viên Của Mình Làm 7 Điều Này

Để trở thành nhân viên chuyên nghiệp, bạn phải tự tìm lối đi cho riêng mình. Từ những hành động nhỏ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con đường phát triển sự nghiệp của mình. Hãy loại bỏ 7 thói quen xấu sau để nâng tầm vị trí trong mắt sếp nhé.

Lười nhác khi làm việc

Để ngồi được trên đỉnh cao, bạn phải chịu được sức nặng của vương miện. Những kẻ lười nhác thường không nghĩ vậy, họ luôn tìm cách trốn tránh công việc. Khi gặp khó khăn họ đổ trách nhiệm thực hiện lên người khác. Kiểu nhân viên này mãi chẳng thể giao phó trọng trách được. Vì thế, họ sẽ chẳng bao giờ nhận được sự tín nhiệm từ đồng nghiệp và cấp trên của mình.

Doanh nghiệp sẽ không nuôi người nhàn rỗi thế này. Không sớm thì muộn, họ cũng phải đối mặt với sự đào thải khỏi nơi làm việc. Nếu không muốn sự nghiệp rơi vào bế tắc, đừng đùn đẩy khi được sếp tin tưởng giao việc. Khi cân được nhiệm vụ khó được giao, bạn sẽ chứng minh được năng lực với sếp. Vị thế của bạn cũng từ đó được nâng cao.

Dù già hay trẻ, ở bất cứ độ tuổi nào, tinh thần lăn xả vì công việc luôn được sếp đánh giá cao. Nếu bạn không muốn sự nghiệp giậm chân tại chỗ, hãy loại bỏ suy nghĩ trốn việc ngay nhé.

Không chú ý đến vẻ bên ngoài

Người ta nói “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nhưng câu nói này không đúng hoàn toàn trong mọi trường hợp. Nhất là môi trường công sở, vẻ bề ngoài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn. Nghe có vẻ bất công, nhưng xã hội ngày nay đề cao cái đẹp. Ăn mặc đẹp cũng đồng nghĩa với việc tôn trọng mình và người đối diện.

Bạn là nhân viên cũng là bộ mặt của doanh nghiệp. Nếu tác phong bên ngoài luộm thuộm sẽ khiến người khác đánh giá công ty của bạn. Hơn thế nữa, người khác sẽ mất hứng thú trò chuyện khi đứng cạnh người bốc mùi.

Tùy theo môi trường và tính chất công việc sẽ có đồng phục tương ứng. Nếu bạn là dân thiết kế, những trang phục lạ mắt khoát lên người không có gì quá đáng. Nếu bạn là kế toán, trang phục sơ mi chuẩn công sở sẽ tôn lên nét đẹp đúng ngành nghề của bạn. Dù là trang phục gì, hãy đảm bảo chúng gọn gàng và phù hợp với công việc của mình. Làm được điều đó, bạn đã chiếm được 50% cảm tình từ người đối diện.

“Tám” chuyện nơi làm việc

Buôn chuyện nơi làm việc là nét đặc trưng nơi công sở. Nét văn hóa này ngày càng biến tướng khi nhiều người “tám” chuyện bất chấp nơi làm việc. Từ câu chuyện mua vui đến bàn tán đồng nghiệp bên cạnh khiến hình ảnh của mình trở nên xấu xí đi. Quan trọng hơn hết, hành động này của bạn đang chiếm dụng thời gian làm việc tại công ty. Nó làm giảm hiệu suất công việc và nguồn nhân lực đang làm việc thiếu hiệu quả.

Những người có sở thích “buôn dưa lê” nơi làm việc chẳng mấy ai được tín nhiệm. Bởi họ khó giữ miệng và thích bàn chuyện thị phi gây mất đoàn kết nơi làm việc. Vì thế, thói quen xấu này nên hạn chế để tránh ảnh hưởng công việc của bạn.

Đi làm muộn

Tuân thủ đúng quy định thời gian làm việc là bạn đang tôn trọng nội quy của công ty. Chẳng sếp nào thích nhân viên đi trễ về sớm cả. Hành động này cho thấy bạn như đang bị ép đi làm việc, không tôn trọng giờ giấc làm việc. Thông thường, bạn nên đến sớm khoảng 5 phút để chuẩn bị trước khi giờ làm việc bắt đầu.

Than thở trên mạng xã hội

khong nguoi sep nao thich nhan vien cua minh lam 7 dieu nay2

“Hôm nay thật mệt mỏi, công việc này áp lực quá” ngày càng tìm được mảnh đất màu mỡ phát triển khi mạng xã hội xuất hiện. Nhiều người sử dụng công cụ giải trí này để than vãn hay phàn nàn về công ty. Nhưng điều đó chỉ chứng tỏ bạn là kẻ yếu đuối và trẻ con. Bởi những bài đăng trên mạng xã hội không giúp bạn giải quyết vấn đề triệt để, nó chỉ khiến hình ảnh bạn trở nên xấu xí hơn thôi.

Thay vì than thở công việc hay nói xấu công ty, bạn có thể trực tiếp trình bày vấn đề đó với cấp trên. Nếu giải quyết được thì tốt, ngược lại; bạn có thể tìm cách nghỉ việc để giải thoát cho mình.

Nghỉ phép liên tục

Dù nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, công việc của bạn bị gián đoạn có thể làm ảnh hưởng đến người khác. Sếp có muốn cất nhắc bạn lên vị trí mới cũng vì đó phải suy nghĩ lại. Bởi càng lên vị trí cao, áp lực và thời gian dành cho công việc càng nhiều. Những lý do nghỉ phép không chính đáng của bạn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Đứng núi này trông núi nọ

Sự trung thành với công ty là yếu tố được nhiều nhà lãnh đạo quan tâm. Bởi người đặt mục tiêu sự nghiệp ở doanh nghiệp này, họ sẽ cố gắng cống hiến hết sức mình và quan tâm đến sự phát triển của công ty. Ngược lại, bạn lúc nào cũng tìm kiếm công việc mới dù đang làm việc tại đây; điều đó sẽ khiến bạn phân tâm và mãi chẳng thể làm việc hết mình.

Không một ai yên tâm giao công việc quan trọng cho người như thế. Nếu suy nghĩ này đến tai sếp, bạn sẽ chẳng tìm được cơ hội ngoi lên vị trí cao và có thể nhận ngay vé sa thải khỏi đây.

Chúng ta nên biết, không có con đường nào trải đầy hoa hồng. Muốn thành công đòi hỏi bạn phải biết phấn đấu và nỗ lực hết mình cho công việc. Quan trọng, đừng quên loại bỏ tật xấu trên để con đường sự nghiệp thăng hạng nhanh chóng nhé.

>> Xem thêm: 5 Điều Sẽ “Cứu Bạn” Khỏi Tình Trạng Kiệt Sức Vì Công Việc

Nguồn: Vietnamworks

anh dong phuc an asuka chau doc
https://scholding.com.vn/phuc-an-asuka-chau-doc

Gọi ngay
Facebook Messenger