Quy Tắc ‘Nếu – Thì’ Giúp Bạn Thành Công
Quy Tắc ‘Nếu – Thì’ Giúp Bạn Thành Công
Có một giải pháp có thể giúp bạn bám sát mục tiêu cá nhân và sự nghiệp. Đó là quy tắc “nếu – thì”. Mục đích của quy tắc này đó chính là đưa ra kế hoạch hành động.
Thay vì đặt mục tiêu “tôi sẽ ngừng trì hoãn”, bạn nên chuyển thành “mỗi khi có dự án quan trọng, tôi sẽ hoàn thành trước hạn cuối hai ngày”.
Đã bao nhiêu lần bạn đặt mục tiêu ăn uống lành mạnh, giảm cân, tập thể dục nhiều hơn nhưng rồi không thể thực hiện? Bạn không phải là người duy nhất như vậy.
Tuy nhiên, có một giải pháp có thể giúp bạn bám sát mục tiêu cá nhân và sự nghiệp. Đó là quy tắc “nếu – thì”.
Mục đích của quy tắc “nếu – thì” là đưa ra kế hoạch hành động. Nhà nghiên cứu Peter Gollwitzer từ Đại học New York (Mỹ) phát hiện có kế hoạch hành động giúp khả năng thành công của bạn tăng gấp ba. Một nghiên cứu phát hiện 91% người dùng quy tắc “nếu – thì” thực hiện đúng kế hoạch tập thể dục trong khi con số này ở những người không lập kế hoạch chỉ là 39%.
Công thức quy tắc “nếu – thì” như sau: Nếu X xảy ra thì tôi sẽ làm Y. Trong đó, X là tình huống và Y là hành động bạn thực hiện khi X xảy ra.
Ví dụ, bạn đang cố không trì hoãn công việc nữa. Thay vì chỉ đưa ra một mục tiêu chung chung là “tôi cần ngừng trì hoãn”, bạn sẽ chuyển thành “Mỗi khi có dự án quan trọng, tôi sẽ hoàn thành trước hạn cuối hai ngày để có thời gian giải quyết những vấn đề phát sinh”.
Tiến sĩ Bryan Robinson, giáo sư danh dự tại Đại học Bắc Carolina, tác giả hơn 37 cuốn sách cho biết ông đã áp dụng quy tắc “nếu – thì” trong việc tập thể dục. “Mục tiêu của tôi từ ‘sẽ tập thể dục’ sang ‘vào 8h sáng thứ ba và thứ năm, tôi sẽ gặp huấn luyện ở phòng gym và tập một tiếng”, tiến sĩ Robinson nói.
Quy tắc “nếu – thì” không phải là phép thuật. Tuy nhiên, nó đem tới hiệu quả bởi việc cụ thể hóa thời gian, địa điểm thực hiện mục tiêu sẽ tự động báo hiệu cho não bộ chú ý đến thời gian, địa điểm đó và sẵn sàng hành động khi tới đúng hoàn cảnh. “Nếu không có lời nhắc, não bộ dễ bị rối trong việc ghi nhớ các dự định và liên tục tính toán xem đâu là lúc thích hợp để hành động”, tiến sĩ Robinson phân tích.
Giả sử bạn đang muốn hạn chế đồ chiên rán. Việc áp dụng quy tắc “nếu – thì” sẽ như sau: “Nếu tôi nhìn thấy đồ chiên rán trong thực đơn nhà hàng, tôi sẽ không gọi chúng”. Bằng cách này, bạn đã ghi tình huống vào đầu. Khi tới nhà hàng và thấy đồ chiên rán, não bộ sẽ tự động cảnh giác hơn. Bạn sẽ nhớ thực hiện hành động tự đề ra là không gọi chúng.
“Diễn giả nổi tiếng người Mỹ Zig Ziglar từng nói bạn không thể đạt được mục tiêu mà mình không nhìn thấy và không thể nhìn thấy mục tiêu mà mình không có. Quy tắc “nếu – thì” giúp bạn nhận ra các mục tiêu và hoàn thành chúng”, tiến sĩ Robinson nhận định.
Xem thêm: Bạn Nên Làm Gì Trong 10 Phút Cuối Ngày Làm Việc?
Nguồn: https://kenhtuyensinh.vn/