Ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là một trong các hình thức được sử dụng phổ biến trong giao dịch nhà đất; để chắc chắn hơn về mảnh đất mình sắp mua không bị chuyển nhượng cho người khác.
* Hướng dẫn chi tiết ghi Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất:
– [01] Địa điểm, thời gian ở nơi bên A và bên B kí kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất;
– Bên A hay người đứng tên mua nhà/đất ghi rõ họ tên của mình; tại mục [02]; ngày sinh, số CMND, hộ khẩu thường trú căn cứ theo sổ hộ khẩu; đã được cấp tại nơi cư trú vào các mục từ [03] đến [05];
– [06] đến [09] Bên B hay người bán nhà/đất ghi rõ họ và tên, ngày sinh, CMND/căn cước công dân; và hộ khẩu thường trú căn cứ theo Sổ hộ khẩu/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã được cấp tại nhà/đất cần bán;
– Ghi thông tin của các thành viên trong gia đình người bán (bên B) nếu đồng ý bán:
Từ [10] đến [13], [14] kê khai thông tin của vợ/chồng, cha/mẹ hoặc anh/chị/em đang sinh sống hoặc đứng tên trên chính căn nhà/ mảnh đất đó;
-[15],[16] Tại nơi kí hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, nếu có người làm chứng hợp pháp theo quy định của pháp luật: ghi họ tên, ngày sinh, CMND/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú của người làm chứng theo sổ hộ khẩu đã được cấp tại nơi cư trú;
-Số tiền đặt cọc bằng tiền mặt mà bên A đã đặt cọc cho bên B theo thỏa thuận được ghi tại mục [17] bằng số và [18] bằng chữ.
Ví dụ: [17] 50.000.000 đồng, [18] Năm mươi triệu đồng chẵn
-[19]Thời hạn đặt cọc: số ngày và thời gian đặt cọc được ghi nhận kể từ thời điểm bên B nhận tiền đặt cọc từ bên A đến khi hai bên lập và ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Tổ chức hành nghề công chứng, bên A sẽ thanh toán số tiền còn lại.
-[20], [21]: Ghi vị trí và địa chỉ khu đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã được cấp cho bên B.
Ví dụ: Thửa đất số 10, tờ bản đồ số 12 tại số 842/1 đường Nguyễn Kiệm, phường 3,quận Gò Vấp, TP.HCM.
-[22] Diện tích thửa đất ghi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
– Về giá trị chuyển nhượng nhà/đất do các bên tự thỏa thuận, ghi tại [23]
-[24] = [23] – [17] là số tiền còn lại bên A sẽ phải thanh toán cho bên B khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng Nhà nước
– [25] Địa chỉ cụ thể phòng công chứng Nhà nước
-Hiệu lực của hợp đồng được ghi vào mục [26] khi bên B nhận tiền đặt cọc; bên A nhận hóa đơn thanh toán tiền đặt cọc; và bản sao các giấy tờ liên quan về nhà/đất nhận chuyển nhượng;
-Mục [27] ghi nhận một lần nữa thời gian kí kết hợp đồng đặt cọc giữa hai bên;
Sau khi xem xét hợp đồng; nếu bên A đồng ý với những thỏa thuận và điều khoản về tài sản nhà/đất của bên B; thì cả hai bên cùng kí và ghi rõ họ tên;
Nếu có người làm chứng; sẽ kí ở phía dưới phần dành cho người làm chứng và ghi rõ họ tên.
*Một số điểm cần lưu ý trong Hợp đồng đặt cọc mua bán/chuyển nhượng nhà, đất:
– Thời hạn sử dụng và nguồn gốc thửa đất
Trường hợp có nhà ở và tài sản gắn liền với đất; kiểm tra xem bên bán có đăng ký và có giấy chứng nhận quyền sử dụng hay không?
Nếu không có thì phải kiểm tra hiện trạng thực tế nhà ở và tài gắn liền với đất; để xem có bị tranh chấp hoặc đem thế chấp tại ngân hàng hay không?
-Về nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí
Thuế thu nhập cá nhân theo quy định; do bên bán (bên nhận đặt cọc nộp, vì là người có thu nhập), có thể thỏa thuận.
Thuế, tiền sử dụng đất nếu có thường sẽ do bên bán nhận đặt cọc nộp, có thể thỏa thuận.
Các phí, lệ phí khác do bên mua nộp
-Về xử lý tiền đặt cọc
Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, tiền đặt cọc được xử lý trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hợp đồng được giao kết thực hiện;
Tiền đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
Trường hợp 2: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết; thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
Trường hợp 3: Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết; thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc; và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.