Hà Tiên – một cõi biên thùy, một cõi thơ
Không chỉ là cõi biên thùy Tây Nam tiếp giáp biển, Hà Tiên còn là cõi thơ khai mở văn mạch phương Nam.
Cách đây 286 năm, vào đêm Rằm tháng Giêng năm Bính Thìn (1736), tại vùng đất Hà Tiên, Hà Tiên đô trấn Mạc Thiên Tích cùng các thi hữu của ông đã sáng lập ra Tao đàn Chiêu Anh Các.
Sau hơn 30 năm hoạt động, thi xã này không chỉ thu hút hơn 70 thi nhân xướng họa mà còn cho ra đời 7 thi tập chữ Hán và 1 thi tập chữ Nôm. Do nhiều lý do, đến nay phần lớn những sáng tác này đã thất lạc, nhưng với những gì còn lưu lại, nhất là Hà Tiên thập cảnh vịnh (vịnh mười cảnh đẹp Hà Tiên) cho thấy Chiêu Anh Các.
Đây không chỉ là tao đàn thứ hai của văn chương Việt Nam mà còn đi vào lịch sử văn chương Việt Nam như đóa hoa lộng lẫy: khai mở văn mạch phương Nam. Với sinh hoạt văn chương theo hình thức tao đàn, giỏi chữ Hán của cha và giỏi chữ Nôm, tiếng Việt của mẹ, Mạc Tiên Tích đã tạo cho thi xã Chiêu Anh Các sức hút văn chương đặc biệt trên vùng đất mới khai khẩn.
Xem thêm: Dự án New Vegas Hà Tiên
Mặt khác, với khả năng “ngoại giao văn chương” của mình, vị Hà Tiên đô trấn còn đưa Tao đàn Chiêu Anh Các trở thành thi xã văn chương dân tộc đầu tiên có thêm người bên ngoài biên giới tham gia sáng tác.
Hơn thế nữa, nó còn được xem như “sứ giả” báo cho “làng thơ” nước ngoài biết rằng ở Việt Nam có những cảnh đẹp như vậy, có một tổ chức văn chương như vậy. Và trong quá trình du ngoạn như thế, sáng tác của Chiêu Anh Các có thêm tiếng nói mới. Nhưng dù đi đến đâu, tập thơ vẫn hừng hực hơi thở đời thường của vùng đất Hà Tiên, của vùng đất phương Nam nước Việt.
Và vì thế cõi thơ này đã ươm mầm cho làng thơ Việt nhiều tên tuổi lớn. Trong đó nổi bật là “Hà Tiên tứ tuyệt”: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lưu Khê, Trúc Hà… Chiêu Anh Các cũng được Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang chọn đặt tên cho tạp chí của mình: Tạp chí Chiêu Anh Các. Ghi nhận công lao to lớn đó, Đảng và Nhà nước đã tổ chức nhiều hội thảo đánh giá, tri ân các bậc tiền nhân và Tao đàn Chiêu Anh Các.
Đó không chỉ là Tượng đài Tổng trấn Mạc Cửu uy nghi trước cửa ngõ dẫn vào trung tâm thành phố, mà còn có Nhà lưu niệm “Tao đàn Chiêu Anh Các” tọa lạc trong quần thể Khu Di tích Lịch sử – Văn hóa núi Bình San (phường Bình san- TP. Hà Tiên). Nơi đây lưu trữ, trưng bày hình ảnh, hiện vật của Tao đàn Chiêu Anh Các xưa, và không gian thoáng rộng để sinh hoạt văn hóa của văn nghệ sĩ, nhân dân…
Nguồn: Báo Lao Động