Giải Pháp Phát Triển BĐS Ổn Định Hơn Trong Năm 2021

Giải Pháp Phát Triển BĐS Ổn Định Hơn Trong Năm 2021

Giải Pháp Phát Triển BĐS Ổn Định Hơn Trong Năm 2021

Theo dự báo, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn để đầu tư kinh doanh bất động sản, do nhu cầu về sản phẩm hàng hóa bất động sản như nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, công trình văn phòng – thương mại – dịch vụ, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng… của Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Giải Pháp Phát Triển BĐS Ổn Định Hơn Trong Năm 2021

Chỉ tính riêng trong 10 năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam trải qua 4 lần thay đổi trạng thái, cơ bản như sau:

Giai đoạn 2009 – 2010: Là giai đoạn phát triển nóng, hầu hết các phân khúc bất động sản đều tăng trưởng nóng, chủ yếu do nới lỏng tín dụng.

Giai đoạn 2011 – 2013: Là giai đoạn trầm lắng, đóng băng, do ngân hàng siết chặt nguồn vốn và tiêu chuẩn tín dụng cho vay bất động sản.

Giai đoạn 2014 – 2019: Đây là giai đoạn mà thể chế, chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản tiếp tục được hoàn thiện, với khoảng 40 văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: 2 Luật (Luật Nhà ở năm 2014; Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014); 7 Nghị định của Chính phủ, 2 Chỉ thị và 4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cùng 24 Thông tư hướng dẫn. Đồng thời, còn có nhiều đạo luật quan trọng liên quan như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu.

Năm 2020: Từ đầu năm 2020, Việt Nam và hầu khắp các nước trên thế giới đã phải trải qua đại dịch Covid-19. Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp tới nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có hoạt động kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên đến nay, thị trường bất động sản chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mà chỉ mới có sự ảnh hưởng, tác động tới một số phân khúc và yếu tố riêng biệt.

giai phap phat trien bds on dinh hon trong nam 20212

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan từ thị trường bất động sản, đến nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế bộc lộ trong thực tế cần khắc phục, cụ thể là:

Cơ cấu sản phẩm bất động sản tại một số địa phương, khu vực còn chưa phù hợp: Nguồn cung nhà ở trung, cao cấp dư thừa, nhưng lại thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp.

Giá nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị còn cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Về hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản mặc dù đã từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn, chồng chéo, chưa đồng bộ của hệ thống pháp luật làm cản trở thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

Vẫn còn tình trạng thông qua các dự án bất động sản, nhà ở chưa đủ cơ sở pháp lý, điều kiện huy động vốn hoặc dự án không có thật (dự án ma) để lừa đảo, chiếm dụng tiền huy động của người mua.

Giao dịch bất động sản sơ cấp khó kiểm soát, nhiều rủi ro cho khách hành do không bắt buộc thực hiện qua sàn giao dịch. Tình trạng các tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản tự do, không có chứng chỉ còn khá phổ biến.

Tính minh bạch của thị trường, từ hoạt động đầu tư, tạo lập bất động sản đến hoạt động giao dịch mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê vẫn còn hạn chế. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản vẫn chưa hoàn chỉnh và bị phân mảnh, do nhiều cơ quan quản lý.

giai phap phat trien bds on dinh hon trong nam 20213

Để đảm bảo cho thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch, ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ xây dựng gợi mở một số giải pháp cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện thông thoáng, phù hợp thông lệ quốc tế để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thị trường bất động sản. Trong đó cần nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các pháp luật khác để bảo đảm đồng bộ từ khâu quy hoạch, đất đai, thuế, cơ chế tài chính, đầu tư xây dựng đến kinh doanh, quản lý vận hành các loại bất động sản.

Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hình thức liên thông, cắt giảm thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, chi phí thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản.

Thứ ba, tập trung đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, giá thấp để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp và điều chỉnh cơ cấu bất động sản nhà ở.

Thứ tư là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, đảm bảo cung cấp công khai, đầy đủ, kịp thời thông tin để thị trường hoạt động ổn định, lành mạnh.

Năm là, tăng cường kiểm soát thị trường bất động sản. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 23/4/2019, Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017 và Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 10/01/2020 để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh và đảm bảo an ninh kinh tế, an sinh xã hội. Trong đó, các cấp, các ngành, nhất là chính quyền các địa phương, cần phải tăng cường công tác quản lý, chủ động kiểm soát, điều tiết, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển cân đối cung – cầu, ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch. Kịp thời ngăn chặn, không để thị trường bất động sản xảy ra tình trạng “sốt nóng” hay “đóng băng” ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, an ninh, trật tự xã hội.

Nguồn: https://carea.org.vn/

các dự án ưu tiên

Gọi ngay
Facebook Messenger