Đồng Nghiệp Lần Lượt Nhảy Việc: Có Phải Là Dấu Hiệu Đã Đến Lúc Nghỉ Việc
“Hoa”- nhân viên văn phòng 28 tuổi, là một trong những nhân viên đã gắn bó với công ty được 2 năm, và cô cảm thấy khá ổn với môi trường này. Tuy nhiên vào đầu năm cô nhận được thông tin rất nhiều đồng nghiệp thân thiết xin nghỉ việc tại công ty. Cô cảm thấy hoang mang, vì sao đồng nghiệp lại lần lượt “dứt áo ra đi” như vậy, lý do có phải bắt nguồn từ phía công ty không? Trong đầu cũng tự đặt câu hỏi “Có nên nghỉ việc theo đồng nghiệp hay không?”
Cơ hội nghề nghiệp phù hợp với bản thân
“Tôi đã dời đi ngay sau khi nhiều đồng nghiệp cũ trong công ty nghỉ việc, thật ra tôi đã suy nghĩ rất kỹ, không phải vì các thành viên lần lượt bỏ đi mà tôi không tìm thấy sự yêu thích của mình trong công việc. Tôi muốn khám phá nhiều hơn những sóng gió ngoài kia, thoát khỏi vùng an toàn của bản thân, chạm tới điều chờ đợi.”
Trong suốt khoảng thời gian làm tại công ty, Hoa luôn đảm nhận vai trò, trách nhiệm một cách chuyên nghiệp, thân thiện, hoà đồng, và nhạy bén trong công việc. Được xem là thành viên tích cực nhất nhóm, Hoa không ngần ngại chia sẻ những bí quyết rèn luyện của mình, vì vậy mà Hoa được nhiều đồng nghiệp quý mến.
Thế nhưng, Hoa quyết định rời công ty, khi không có vấn đề xảy ra, mọi việc rời đi trong yên lặng, công ty không nhận thấy dấu hiệu từ cô. Việc cô xin nghỉ khiến thành viên còn lại trong công ty cũng bất ngờ, và tự đặt ra câu hỏi, liệu có phải nhiều nhân viên nghỉ, nên Hoa cũng nghỉ không?
Mọi người bán tán nhau như vậy, tuy nhiên người nắm rõ thông tin hơn ai hết là cấp trên, chị quản lý của Hoa. Đối với công ty Hoa luôn trách nhiệm, hết mình về mục tiêu nhưng bên trong cô chưa thực sự cảm thấy vui vẻ vì công việc hiện tại và muốn tìm điều mà mình yêu thích.
Khi đã gánh trên vai vị trí trách nhiệm trong vai trò dù lớn hay nhỏ của một công ty, thì việc làm hết mình vì trách nhiệm là điều đáng khen thưởng, mặc dù nó khó khăn đây là bổn phận của Hoa. Vì vậy mà đôi khi chúng ta không chỉ có trách nhiệm trên cuộc đời của mình mà còn nhiều người khác, những công việc khác. Giống như sau này chúng ta thành lập gia đình, có con cái và sự nghiệp riêng.
Một cơ hội mới phù hợp với bản thân cũng là cách bạn có thể nhìn ra thế giới, quan sát và khám phá những điều mới, biết đâu ngày nào đó bạn sẽ tìm ra những thứ bạn thật sự thích làm.
Nói như vậy, nhưng thực sự không dễ dàng, nhảy việc nhiều cũng là những bất lợi nếu nó xảy ra quá nhiều. Đây là một trong những điều kiêng kỵ của nhà tuyển dụng, mặc dù thời điểm hiện tại đã dễ dàng chấp nhận hơn nhưng đâu đó vẫn có những nhà quản lý tuyển dụng xét duyệt kỹ càng.
Đồng hành cùng công ty vượt qua giai đoạn khó khăn
Cũng vừa đầu tuần, anh Nam (26 tuổi, TP Hà Nội) xác nhận việc mình đã đấu tranh tâm trí để ở lại cùng công ty vượt qua khó khăn.
Mặc dù biết đồng nghiệp công ty nghỉ gần nửa vì lý do doanh nghiệp đang tụt dốc trầm trọng, nhưng anh đã quyết định ở lại cùng công ty, mặc dù biết sẽ có những ngày tháng khó khăn. Đây là một quyết định khó khăn với nhiều người không riêng gì Nam.
“Tôi đã làm việc tại công ty được 3 năm, công ty có chế độ lương thưởng khá tốt, nhưng kể từ khi bị Covid đến nay, doanh thu của công ty tụt đáng kể, không có lợi nhuận nhiều, mọi người trong công ty cố gắng để thúc đẩy sản phẩm trên thị trường nhưng cũng chỉ tăng lại hơn nửa. Vì vậy mà chế độ đãi ngộ, lương thưởng cũng giảm dần, khiến nhiều thành viên công ty nản chí và xin nghỉ.”
Anh Nam cho biết, vì đã có rất nhiều thành viên cũ nghỉ nên khiến anh cảm thấy hụt hẫng, bối rối, đôi khi anh cũng muốn nghỉ nhưng khi thì lại không. Một trong những cách bây giờ là để cho nhân viên cảm thấy an toàn là giữ mức lương như của từng thành viên còn lại như ban đầu, có thể loại bỏ những loại thưởng khác. Để tiếp tục duy trì được công ty cần phải kế hoạch cụ thể và nguồn nhân lực trụ cột.
Đối với nhiều người đây có thể không phải quyết định đúng đắn, nhưng trong trường hợp của Nam, anh đã gắn bó với công ty trong suốt thời gian 3 năm, với điều kiện chính sách tốt, đây chính là môi trường đã cho Nam nhiều trải nghiệm và học được nhiều điều, vì vậy anh quyết định sử dụng thực lực mình có cống hiến cho công ty.
Nam tìm thấy định hướng của bản thân mình, mục tiêu và trách nhiệm trong công ty, anh sẵn sàng đồng hành mặc dù năm nay đã 26 tuổi, chắc chắn vượt qua thời kỳ khó khăn này, anh sẽ giữ vai trò quan trọng trong công ty.
Ở lại hoặc rời đi phụ thuộc vào quyết định của bạn, phù hợp với mục tiêu trong tương lai, và đương nhiên, ai nghỉ thì cũng không ảnh hưởng gì đến quyết định của bạn. Hoa và Nam là 2 trường hợp cho thấy sự tự quyết của bản thân.
Nguồn: vietnamworks.com