8 Lý Do Để Bạn Từ Chối Hay Chấp Nhận Một Lời Mời Làm Việc
Nhận được lời mời làm việc là điều không hề dễ dàng gì trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên, không phải lời nào nào cũng hấp dẫn và phù hợp với bạn. Có những trường hợp, chúng ta nên biết từ chối khéo thay vì gật đầu chấp nhận ngay lập tức. Nếu bạn vẫn đang phân vân trước cơ hội việc làm mới, hãy lưu ý xem xét bản thân có thể chấp nhận 8 lý do sau không nhé.
1. Cơ hội phát triển kém
Có những vị trí công việc với mức lương khá hấp dẫn nên dễ dàng dụ được con mồi. Tuy nhiên, đó là một vị trí chết khi không có cơ hội thăng tiến rõ rệt. Điều đó đồng nghĩa với việc, bạn phải chấp nhận làm 5 đến 10 năm với cùng một vị trí.
Với nhiều người đi làm chỉ vì lương nhưng một số khác lại tham vọng về sự thăng tiến. Hãy tự hỏi bản thân mình liệu có chấp nhận được điều này hay không? Khi công việc mới không mang lại cơ hội thăng tiến hoặc học hỏi thêm điều gì mới, hãy cân nhắc kỹ trước khi chấp nhận.
2.Thu nhập thấp hơn giá cả thị trường
Lương là yếu tố cơ bản và quan trọng với mỗi người lao động. Bạn chỉ thực sự chuyên tâm làm việc khi thu nhập ổn định. Chính vì điều đó, tiền lương là yếu tố được quan tâm hàng đầu của nhiều người. Khi nhận được lời mời làm việc, bạn chắc chắn sẽ được biết vị trí và mức thù lao tương ứng. Chúng ta có thể tham khảo những trang website thống kê mức lương trung bình của từng vị trí. Thông qua đó, chúng ta có thể chắc chắn rằng mình được trả công đúng giá và không bỏ qua cơ hội tìm kiếm thu nhập cao hơn.
3.Nhà tuyển dụng không đáng tin cậy
Một trong những sai lầm nhiều người thường mắc phải đó là không đánh giá được độ tin cậy của nhà tuyển dụng. Bởi yếu tố con người sẽ thể hiện được văn hóa của doanh nghiệp. Nếu bạn nhận được email mời tuyển dụng ngắn gọn, câu cú rời rạc hoặc nhà tuyển dụng thô lỗ; chứng tỏ công ty không chuyên nghiệp. Hãy tìm một cơ hội mới nếu bạn gặp phải trường hợp như thế.
4.Công việc ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
Mỗi công việc đều khó khó khăn và áp lực nhất định. Nhưng mọi việc đều có giới hạn của nó. Nếu công việc của bạn xa nhà, mỗi ngày đi làm như một chuyến đi phượt bất đắc dĩ. Lâu ngày, nó sẽ khiến bạn mệt mỏi và khó lòng tiếp tục được. Hoặc bạn phải làm việc với cường độ cao liên tục, công việc chiếm hết quỹ thời gian của bạn. Vì thế, bạn không có thời gian chăm sóc gia đình và dành thời gian thư giãn cho riêng mình. Đây quả thật là một điều tồi tệ.
Suy cho cùng, chúng ta đang làm việc để phục vụ cuộc sống của mình. Nhưng bạn đang bị mắc kẹt trong khối lượng công việc khổng lồ và đang cố thu hẹp cuộc sống của mình để phù hợp với quỹ đạo công việc. Lâu dần, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Liệu bạn có thể mãi chấp nhận một công việc như thế? Nếu không, hãy tìm cách từ chối nó ngay từ phút ban đầu.
5.Văn hóa doanh nghiệp không phù hợp
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cốt lõi định hình doanh nghiệp. Nó có thể bao gồm: phong cách, cơ cấu quản lý, môi trường trường làm việc.
Trên thực tế, nhiều người chọn cách dứt áo rời đi vì không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Cụ thể như: Bạn là một người hướng nội, thích làm việc độc lập. Nhưng công ty yêu cầu làm việc nhóm và hợp tác từ nhiều phía. Điều này chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và không thích ứng được. Vì thế, hãy lưu ý thêm yếu tố này để không có những quyết định sai lầm nhé.
6.Bạn không thích cấp trên của mình
Trong buổi phỏng vấn, công ty luôn bố trí người đứng đầu của vị trí cần tuyển dụng tham gia cùng. Điều này sẽ giúp họ tìm ra được ứng viên phù hợp với vị trí mình cần. Nếu trong quá trình trao đổi, bạn đánh giá phong cách làm việc của vị sếp này không phù hợp với mình. Tuyệt đối đừng chấp nhận lời mời làm việc từ họ. Bởi mỗi ngày, bạn phải tiếp xúc trực tiếp với cấp trên này. Sự khác biệt từ phong cách làm việc sẽ khiến bạn gặp khó khăn và stress bởi họ.
7.Đi ngược với đạo đức bản thân
Ngày này, không ít công ty chạy theo lợi nhuận làm suy đồi đạo đức kinh doanh. Những doanh nghiệp này, không sớm thì muộn cũng khó tồn tại lâu dài. Nếu bạn nhận thấy giá trị và việc họ bất chấp kinh doanh sản phẩm trái đạo đức; không có bất cứ lý do gì tiếp tục hợp tác với doanh nghiệp bất hợp pháp như thế.
8.Bạn nhận được lời mời công việc khác tốt hơn
Nếu cơ hội được ví như ngôi sao băng, không nắm lấy chắc chắc phải chờ đợi cơ hội khác. Nhưng cũng không vì vậy, bạn vội vàng chấp nhận lời “mời gọi” nào đến trước. Quyết định sai lầm có thể ảnh hưởng đến tương lai và mất thời gian của bạn. Vì thế, hãy ứng tuyển nhiều nơi để cho mình nhiều sự lựa chọn khác nhau. Chúng ta hãy so sánh mức lương, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến để đưa ra quyết định cuối cùng. Kỹ lưỡng trong bước chọn việc sẽ giúp bạn chắc chắn không bỏ lỡ cơ hội việc làm tốt hơn.
Chúng ta đều đặt kỳ vọng vào công việc của mình. Tuy nhiên, bạn cần phải sáng suốt trước những lời “mời gọi” từ nhà tuyển dụng. Bởi một quyết định sai lầm có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình. Nếu bạn đang cân não trước cuộc chiến tìm việc, đừng quên tham khảo nhiều chia sẻ thú vị đến từ VietnamWorks nhé.
Nguồn: vietnamworks.com