Kịch Bản Nào Cho Bức Tranh Bất Động Sản An Giang?
Với lợi thế về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái… cùng chính sách ưu đãi đầu tư từ phía chính quyền thành phố, An Giang đang được xem là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Kết nối thuận lợi cả 3 tuyến: đường sông, đường bộ và đường hàng không
An Giang nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung sở hữu địa hình sông nước đặc trưng của Miền Tây Nam Bộ. Nếu như trước đây việc đi lại còn khó khăn thì hiện tại cơ sở hạ tầng và giao thông của An Giang đã có sự bứt phá vô cùng mạnh mẽ.
Công trình Cầu Vàm Cống chính thức thông xe vào tháng 5/2019 vừa qua, mang lại niềm vui lớn cho người dân các tỉnh Miền Tây. Cầu Vàm Cống là công trình trọng điểm trong dự án kết nối trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời tạo điều kiện giao thương thuận lợi giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ và TP.HCM một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Tuyến Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đang triển khai là một trong những tuyến huyết mạch vùng Tây Nam Bộ, nối với TP HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam thuộc dự án cao tốc TP. HCM – Cần Thơ. Tuyến đường dài 51 km với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP HCM – Trung Lương) và điểm cuối giao với quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang). Từ đây sẽ rút ngắn khoảng cách đi lại giữa các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM; hàng hóa vận chuyển cũng dễ dàng, nhanh chóng, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng gia tăng mạnh mẽ.
Ngoài ra, sân bay Cần Thơ đã được nâng cấp thành Cảng hàng không Quốc tế khu vực ĐBSCL với tổng số chuyến bay quốc nội, quốc tế đều tăng mạnh cùng với việc mở rộng thêm các đường bay mới được khai thác trong nửa đầu năm 2019 đã tạo động lực thúc đẩy du lịch cho cả vùng ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh lân cận Cần Thơ như: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… cũng được hưởng lợi từ công trình này.
Xét những yếu tố trên cho thấy An Giang sở hữu tất cả các thế mạnh về cơ sở hạ tầng và liên kết vùng một cách thuận lợi và dễ dàng. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế An Giang nói chung phát triển mạnh mẽ, đồng thời kéo theo các ngành khác nói riêng như: bất động sản, du lịch, dịch vụ, thương mại… cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian tới.
Thời điểm “vàng” cho nhà đầu tư mới tại An Giang
An Giang là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt có 2 thành phố trực thuộc tỉnh đạt chuẩn đô thị loại II là TP.Long Xuyên và TP.Châu Đốc. Theo đó, chính phủ và chính quyền địa phương luôn có những chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt nhằm thúc đẩy và kêu gọi các nhà đầu tư lớn rót vốn vào An Giang.
Ngoài ra, thói quen của người dân ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng đó là đất nền xây nhà ở được xem là tập quán cư trú và là tài sản quan trọng trong đời người. Họ cũng kỳ vọng về một khu đô thị bài bản với một cộng đồng cư dân văn minh hiện đại, có một môi trường sống đẳng cấp vốn dĩ đã rất phổ biến tại các thành phố lớn như: TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,vv….
Đặc biệt, An Giang cũng là tỉnh sở hữu tiềm năng du lịch vô cùng to lớn. Việc thu hút vốn phát triển du lịch theo hướng “Du lịch sinh thái” và “Du lịch tâm linh” nhằm khai thác tối đa các lợi thế của vùng đang rất được ưu tiên. Tỉnh cũng chú trọng kêu gọi đầu tư các dự án hướng tới yếu tố du lịch như: các khu đô thị kiểu mẫu, khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn… các dịch vụ thương mại “All in One” để giữ chân du khách, qua đó tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống kinh tế cho người dân lẫn giới đầu tư khi tìm đến An Giang.
Với rất nhiều tiền đề thuận lợi, có thể thấy An Giang là điểm sáng lớn trong bức tranh toàn cảnh khu vực ĐBSCL nhưng vẫn chưa được khai khác triệt để. Ngoài vị thế là tỉnh được Trung Ương xác định thuộc nhóm tỉnh trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong năm 2019, An Giang được kỳ vọng sẽ là năm bùng nổ những siêu dự án nghìn tỷ, quy mô lớn nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế đặc biệt quan trọng của địa phương, thúc đẩy bức tranh Kinh tế – Văn hóa – Xã Hội chuyển biến đột phá.