5 Cách Giúp Cho Ngày Làm Việc Tốt Hơn

5 Cách Giúp Cho Ngày Làm Việc Tốt Hơn

5 Cách Giúp Cho Ngày Làm Việc Tốt Hơn

Dùng tai nghe trong văn phòng, đề xuất những ngày không họp hay hạn chế kiểm tra email vào cuối tuần… là vài cách để ngày làm việc tốt hơn.

5 cach giup cho ngay lam viec tot hon
Làm thế nào để có thể khởi đầu một ngày làm việc mới thật hiệu quả?

Năm 2017, một khảo sát của Hiệp hội tâm lý Mỹ cho thấy 61% số người được hỏi trả lời rằng công việc là nguồn lo lắng hàng đầu của họ. Steve Jobs từng có phát ngôn đầy tranh cãi: “Bạn cần phải yêu thích việc bạn làm”. Nó là một trong những lời khích lệ thông thường, được một nhà tỷ phú nói một cách dễ dàng, mà có thể khiến nhiều người cảm thấy không thỏa đáng.

Nhưng công việc không đến nỗi khủng khiếp. Chúng ta có thể cảm thấy hài lòng trong công việc bằng cách giảm bớt một số căng thẳng không cần thiết. Thử tham khảo 5 biện pháp sau, được lược trích từ quyển sách “Eat Sleep Work Repeat: 30 Hacks for Bringing Joy to Your Job” của tác giả Bruce Daisley, cựu phó chủ tịch Twitter tại châu Âu.

Một buổi sáng tránh xao lãng

Công việc thời hiện đại thường gặp nhiều gián đoạn và các chuyên gia lập luận rằng thời gian quay trở lại trạng thái tập trung sau bất kỳ sự xao lãng nào có thể mất tới 8 phút.

Một nghiên cứu cho thấy trong số các kỹ sư phần mềm thực hiện 5 dự án cùng một lúc, họ mất 75% thời gian phân tâm giữa các dự án, chỉ còn có 5% tập trung làm việc theo từng dự án trong trạng thái mờ mịt.

Khi có thể tránh được phân tâm, chúng ta sẽ thấy ngạc nhiên với khả năng của trí não có thể mở ra. Nhà văn Cal Newport gọi dòng tinh thần này là “deep work” (khả năng làm việc ở mức tập trung cao độ mà không có bất kỳ sự sao nhãng nào làm ảnh hưởng).

Ông nói rằng rất nhiều doanh nhân, đặc biệt là các CEO công ty khởi nghiệp nhỏ, sử dụng một hay hai giờ đầu ngày để đạt được khả năng làm việc ở mức tập trung cao. Để không bị sao nhãng, họ sẽ quy định, “Đừng làm phiền tôi trước 11 giờ sáng”. Ngay cả khi chỉ dành 90 phút tập trung một hoặc hai lần một tuần có thể mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Khuyến khích dùng tai nghe

Một số vị sếp thường khiển trách nhân viên trẻ việc sử dụng tai nghe. Họ cho rằng chúng gây bất lợi cho tương tác với đồng nghiệp và ý thức về tập thể.

Trên thực tế, các văn phòng cho phép dùng tai nghe có thể đạt được năng suất cao hơn đáng kể, và nhân viên cảm thấy thoải mái hơn khi họ có thể tập trung và hoàn thành công việc. Vì vậy, thay vì cấm dùng tai nghe, các nhóm có thể được phép quy định thời gian dùng khi muốn tập trung hơn.

Theo Ben Waber, Nhà sáng lập công ty về phân tích nơi làm việc Humanyze, các cuộc thảo luận trong văn phòng nên được ấn định vào một số thời điểm nhất định trong ngày, khoảng giờ dùng bữa trưa và trước khi mọi người rời khỏi công ty vào cuối ngày. Những thời điểm đó có thể được xem là thời điểm không có tai nghe.

Họp trong lúc đi bộ

Ngồi tại bàn làm việc – hoặc trong các cuộc họp – có thể góp phần làm cho chúng ta kiệt sức. Ngược lại, đối với nhiều người, đi bộ lại tiếp thêm năng lượng cho cơ thể mệt mỏi và khai sáng óc sáng tạo.

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của việc đi bộ đối với sự sáng tạo, Marily Oppezzo và Daniel Schwartz ở Đại học Stanford nhận thấy 81% người tham gia có được những đề xuất sáng tạo trong lúc đi bộ hơn là ngồi một chỗ.

Lúc đầu, đề xuất cuộc họp trong lúc tản bộ với đồng nghiệp có thể gặp khó khăn. Nhưng hãy duy trì nó và thử các khoảng thời gian khác nhau. Nơi tản bộ cũng là vấn đề. Một nghiên cứu khác, vào năm 2012, cho thấy tản bộ 50 phút ngoài trời có thể hỗ trợ cho sự tập trung và khơi mở tâm trí.

Đề xướng những ngày không họp

Cuộc điều tra khoa học của Alex Pentland, Giáo sư ở Học viện Công nghệ Massachusetts, nghiên cứu về các hành động trong văn phòng thực sự mang đến những đột phá trong sáng tạo, hoặc thậm chí tăng năng suất.

Một trong những khám phá là trong khi các cuộc họp mang lại khoảng 2% thành công trong công việc, cuộc thảo luận trực tiếp mang đến khả năng gần gấp 20 lần. Vì vậy, theo dữ liệu này, tìm cách xác định những cuộc họp không mang lại hiệu quả và hủy bỏ chúng để mang lại kết quả tốt hơn. Trào lưu “Ngày thứ ba không họp hành” ra đời từ đây.

Thay thế thuyết trình bằng bài đọc

Lấy trường hợp Jeff Bezos làm ví dụ. Ở Amazon, cuộc họp thường bắt đầu trong im lặng, khi người tham dự đọc tài liệu được chuẩn bị cho thảo luận sau đó. “Chúng tôi không có các bài thuyết trình bằng Power Point ở Amazon”, Bezons viết trong lá thư gửi các cổ đông. “Thay vào đó, chúng tôi chuẩn bị các tài liệu dài 6 trang dưới dạng tường thuật”.

Ban đầu, điều này có vẻ khủng khiếp. Đột nhiên, chúng ta trở lại thời học sinh, bị căng thẳng do đứa bạn kế bên xin thêm giấy trong khi ta đang lính quýnh lật trang đầu tiên. Nhưng khoa học lại ủng hộ phương thức của Bezos. Theo đó, động lực đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề ở cuộc họp chính là thảo luận, chứ không phải ai đó trình bày bằng PowerPoint.

Nhóm chuyên gia của Carnegie Mellon, Học viện công nghệ Massachusetts, Cao đẳng Union từng thí nghiệm bằng cách chia gần 700 người thành những nhóm nhỏ và đưa họ các vấn đề khác nhau để giải quyết. Kết quả, các nhóm gặp thất bại thường bị chi phối bởi 1 hay 2 thành viên vượt trội, trong khi, các nhóm đạt thành công thì mọi người có năng lực ngang nhau.

Nguồn: https://kenhtuyensinh.vn/

slide sophia center

Gọi ngay
Facebook Messenger